1
5
6
3
4
thanh-lap-cong-ty

iconphone_1

HOTLINE

 0917 310 372 

thanh-lap-cong-ty
dich-vu-ke-toan-tron-goi-5
Danh mục

Lao động tiền lương

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

  1. Người lao động có các quyền sau:
  2. a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
  3. b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  4. c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  5. d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

  1. Người lao động có các nghĩa vụ sau:
  2. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
  3. b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
  4. c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động có các quyền sau:
  2. a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
  3. b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  4. c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  5. d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
  6. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau:
  7. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  8. b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
  9. c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  10. d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng từ ngày 01/01/2020) 

Vùng

Mức lương tối thiểu (người lao động làm công việc giản đơn nhất ) (đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu (người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề) (đồng/tháng)

Vùng I

4.420.000

4.729.400

Vùng II

3.920.000

4.194.400

Vùng III

3.430.000

3.670.100

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN SÀI GÒN VIỆT

0917 310 372

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN SÀI GÒN VIỆT

Điện Thoại: 0917 310 372

VP: 334 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp. HCM

VPGD Bình Chánh

VPGD Hóc Môn 

'Email: [email protected]

 
Like và Share Fanpage của chúng tôi